Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

Thiết bị bếp điện dùng năng lượng sạch chỉ từ 10 triệu

Thiết bị bếp điện dùng năng lượng sạch chỉ từ 10 triệu

Với khoản đầu tư 10 triệu đồng, mỗi ngày các tấm pin năng lượng có thể sản xuất ra 2kW. Nếu như công suất dư thừa người dân có thể bán lại cho điện lực.

Tại tọa đàm "Giải pháp năng lượng xanh cho tương lai", ông Lê Vĩnh Sơn, đại sứ Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2019, cho rằng, từ 10 triệu đồng, mỗi ngày các tấm pin năng lượng có thể sản xuất ra 2kW. Những hộ có điều kiện kinh tế, với mức đầu tư 40 triệu đồng, mỗi ngày "mái nhà" sẽ cho khoảng 5kw.

Theo tính toán từ bộ phận kỹ thuật của các chuyên gia đến từ Đức, với 40 triệu đồng đó, trong 5 năm người dân có thể thu hồi vốn, trong khi tuổi thọ của thiết bị lên đến 25 năm.

Đặc biệt, nếu như công suất dư thừa người dân có thể bán lại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Hiện các cơ quan ban ngành đang làm hành lang chính sách cho việc mua ngược điện mặt trời cho người dân.

Toa Dam Giai Phap Nang Luong Xanh Sach

Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm điện từ những giải pháp khác nhau. Đơn cử như nhà máy ở Bắc Ninh, ban đầu chi phí điện khoảng gần 500 triệu đồng/tháng đến nay chỉ còn khoảng hơn 300 triệu đồng/tháng. Chi phí giảm thiểu khoảng 30% nhờ các thiết bị tiết kiệm điện năng.

Những sáng kiến đã được doanh nghiệp chủ động áp dụng như những công nghệ mới ít tiêu hao năng lượng trong các công đoạn sản xuất, các công xưởng luân phiên sản xuất tránh căng thẳng về điện trong giờ cao điểm...

 

Với chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển năng lượng tái tạo, đẩy mạnh phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đã tham gia vào sân chơi năng lượng sạch.

Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó vụ trưởng Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, Bộ Công Thương, cho rằng, giải pháp năng lượng xanh cho tương lai đó là tập trung tiết kiệm năng lượng trong sản xuất-bởi đây là khu vực có mức tiêu thụ năng lượng nhiều nhất.

Hiện nay tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp chiếm hơn 47% trong tổng tiêu thụ năng lượng. Và theo đánh giá thì tiềm năng kỹ thuật tiết kiệm năng trong hoạt động sản xuất có thể đạt được khoảng 20-30%, thậm chí 40% nếu các doanh nghiệp quan tâm tới vấn đề này và sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng.

TS. Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung Tâm Phát triển Năng lượng tái tạo, Viện Năng lượng, cho biết, năng lượng tái tạo có đặc điểm quan trọng nhất đây là nguồn cung cấp năng lượng tự nhiên và được đánh giá là nguồn vô tận, khai thác lâu dài, khác với dạng năng lượng hoá thạch.

Tiềm năng năng lượng tái tạo ở Việt Nam được đánh giá tương đối lớn đặc biệt năng lượng mặt trời có nguồn tiềm năng lớn, gió tương đối tốt, trong khi thuỷ điện khai thác gần hết.

Nam Hải

 

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

Tủ lạnh có thể phát nổ kinh hoàng nếu để những thứ này vào ngăn đá

Tủ lạnh có thể phát nổ kinh hoàng nếu để những thứ này vào ngăn đá

Nhiều người không biết rằng, dù tủ lạnh là nơi bảo quản thực phẩm nhưng không phải bất cứ đồ ăn hay đồ uống nào cũng có thể cho vào vì dễ gây nổ.

Nước uống có ga

Nước giải khát có ga có thể trở thành một "quả bom" nếu bạn đặt sai vị trí bảo quản chúng trong tủ lạnh. Những loại nước có ga nói chung đều chứa carbon dioxide. Khi bị làm đông, nước trong đồ uống kết tinh và chỉ để lại một khoảng không nhỏ cho các hạt cacbon dioxit. Ở nhiệt độ đóng băng, chúng sẽ nở ra và vì không gian trong bình nhỏ nên tạo ra áp lực cao. Lon nước có thể phát nổ khi nó không thể giữ được áp lực.

Đá khô

Giống như đồ uống có ga, đá khô cơ bản là dạng carbon dioxide rắn. Thông thường, đá khô được sử dụng để tạo ra hiệu ứng sương mù bằng cách ngâm nó trong nước để chất carbon dioxide trở thành khí (quá trình này gọi là thăng hoa). Tuy nhiên, ở trong ngăn đông có nhiệt độ thấp hơn -18 độ C, sự thăng hoa của đá khô được đẩy lên tốc độ rất nhanh khi carbon dioxide mở rộng từ 600 đến 800 lần so với dạng rắn.

Bên cạnh đó cũng cần chú ý tới một nguyên tắc an toàn khác là tránh cầm đá khô bằng tay không vì sẽ có nguy cơ bị tê liệt nghiêm trọng. Vì vậy, hãy sử dụng găng tay hoặc kẹp cao su khi lấy đá khô và lưu trữ nó trong bình đựng styrofoam hoặc thiết bị làm mát cách điện.

 Nước ngọt có ga, đá khô không nên cho vào ngăn đá tủ lạnh vì dễ gây cháy nổ

Rượu và chất lỏng dễ cháy

Đồ uống có cồn có thể được để trong tủ lạnh nhưng chỉ là ngăn lạnh thay vì ngăn đông. Đặc biệt cần thận trong khi những loại đồ uống này còn đóng nắp kín vì chúng có thể tạo ra áp suất dễ gây nổ.

Sữa tươi

Sữa tươi nếu bảo quản ở ngăn đá có thể bị đóng cục khi rã đông, vì vậy, đây không phải là ý tưởng hay nếu sữa để uống.

Trứng

Trứng sẽ nở ra khi bị đông lạnh nên có thể gây nổ lớp vỏ. Nếu bạn muốn đông lạnh trứng hãy loại bỏ lớp vỏ và đặt lòng đỏ và lòng trắng của trứng vào túi lưu trữ dành cho tủ đá.

Liên quan đến an toàn khi sử dụng tủ lạnh, các chuyên gia về điện tử cũng khuyến cáo, người dùng không đặt bất kỳ thiết bị điện tử nào trên tủ lạnh. Bởi nhiệt độ khác nhau và sóng điện tử sẽ làm hỏng thiết bị của bạn.

Đừng bao giờ cố gắng cạo băng từ ngăn đông, tủ đá bằng một vật sắc. Chất làm mát trong tủ lạnh là khí isobutane, một loại dễ cháy. Nếu bạn vô tình làm rò rỉ chất này bằng vật nhọn, nó có thể gây nổ.

Không nên sử dụng loại tủ lạnh quá cũ. Còn nếu đang sử dụng tủ lạnh cũ thì không nên đụng chạm vào các thiết bị bên trong, hay tự ý mang đi nạp gas mới, mà chỉ lau rửa tủ và mời thợ về vệ sinh giàn ngưng nếu có bụi bám nhiều. Bởi lẽ, khí gas dùng trong tủ lạnh là một chất dễ cháy, dễ bắt lửa khi bị rò rỉ và nếu có nguồn lửa sẽ gây cháy tủ lạnh và cháy lây sang các vật khác trong nhà.

Đặc biệt, tuân thủ nguyên tắc kê tủ lạnh ở nơi thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt, thiết bị điện và ánh sáng chiếu trực tiếp, cách xa tường tối thiểu 15 cm. Đưa tủ lạnh đến cơ sở sửa chữa có uy tín khi có các hiện tượng sau: Đá không đông, hoặc đá đóng tràn lan ra ngoài khay đá, hoặc thấy tủ không có hơi lạnh nữa,...

Một lưu ý nữa là khi tủ có tiếng động lớn từ máy nén hoạt động liên tục trong thời gian dài không tự ngắt; sờ hai bên hai thành tủ cảm thấy nóng hay cảm thấy có khí rất nóng tỏ ra từ máy nén; nghe tiếng động lạ từ máy nén,... thì người dùng cần phải ngắt ngay nguồn điện tủ lạnh để đảm bảo tủ không chập cháy dẫn đến phát nổ.

An Dương

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2019

Cách khử mùi hôi trong tủ lạnh nhanh và hiệu quả không ngờ

Cách khử mùi hôi trong tủ lạnh nhanh và hiệu quả không ngờ

Tủ lạnh của gia đình bạn thường có những mùi hôi khó chịu vì đựng quá nhiều đồ ăn. Tuy nhiên, tủ sẽ chẳng còn mùi gì nếu bạn áp dụng các mẹo nhỏ dưới đây.

Để tủ lạnh luôn sạch, thoáng và không có mùi hôi, chị em chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản mà Bendep.net chia sẻ dưới đây.

Bước 1: Để tủ lạnh trống

Các chị em nên dọn tủ lạnh bằng cách sắp xếp các đồ ăn trong tủ ra ngoài sau đó tiến hành dọn dẹp.

Mùi hôi trong tủ lạnh sẽ không còn nữa nhờ vài thao tác đơn giản ai cũng có thể áp dụng 0

Đôi khi, việc dọn tủ lạnh bằng cách này bạn sẽ phát hiện được nguyên nhân gây mùi trong tủ là gì, đôi khi có thể mùi hôi xuất phát từ các hộp đồ ăn hết hạn hoặc do bị mất nguồn điện đột xuất...

Trong trường hợp tủ lạnh của gia đình bạn không có hệ thống sương giá thì bạn không cần phải rã đông. Ngược lại, bạn nên để rã đông đá rồi mời tiến hành dọn tủ.

Bước 2: Rửa sạch các kệ và ngăn kéo trong tủ

Sau khi đã dọn đồ trong tủ và rã đông, bạn lần lượt tháo các kệ, thùng chứa cùng giá đựng trong tủ rồi đem rửa sạch. Lưu ý, bạn nên dùng các sản phẩm có chất tẩy rửa để làm sạch tối đa nhé.

Đừng quên rửa lại bằng nước sạch và để chúng thật khô ráo.

Bước 3: Tiến hành khử mùi hôi tủ lạnh

Khi đã hoàn tất 2 bước trên, bạn lấy một chiếc bát rồi cho giấm và nước vào theo tỉ lệ 1:1 rồi trộn đều lên. Dùng hỗn hợp vừa tạo được để lau tủ. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng soda pha cùng nước hoặc chanh + nước để làm sạch tủ. 

Mùi hôi trong tủ lạnh sẽ không còn nữa nhờ vài thao tác đơn giản ai cũng có thể áp dụng 2

Lưu ý, bạn có thể dùng khăn sạch có thấm 1 trong 3 loại dung dịch nêu trên hoặc tốt nhất nên dùng chai xịt như thế vừa đảm bảo nước tẩy rửa đi sâu vào các ngõ ngách lại trách loại nước này làm hỏng men trên thành tủ.

Nên sử dụng bàn chải cũ để việc vệ sinh trở nên dễ dàng hơn.

Bước 4: Làm sạch lỗ thoát nước

 Có thể bạn chưa biết, lỗ thoát nước chính là một trong những nơi dễ để lại mùi hôi nhất. Các nước bẩn sẽ đọng lại và gây mùi hôi, thối khó chịu.

Vì thế, hãy làm sạch chúng thật kỹ nhé.

Bước 5: Thông gió và làm khô buồng

Hãy mở cửa tủ lạnh trong khoảng 1 ngày để mùi hôi bay đi mất. Trường hợp mùi hôi vẫn bám lại, bạn có thể dùng dung dịch soda hoặc chanh như hướng dẫn ở bước 3 và lau sạch lại với nước rồi để khổ.

Mùi hôi trong tủ lạnh sẽ không còn nữa nhờ vài thao tác đơn giản ai cũng có thể áp dụng 4

Bước 6: Loại bỏ mùi của chất tẩy rửa

Để tủ sạch, khô thoáng hoàn toàn, bạn có thể để vào ngăn tủ bát than hoạt tính, 1 lát bánh mỳ đen, bột yến mạch, cà phê xay hay khoai tây sống... Chúng sẽ giúp tủ lạnh sạch bong sáng bóng đấy.